Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

“ĐÀI CÁC” LÀ GÌ?

       Để chế báng người tính khí kênh kiệu, hay tỏ vẻ cao sang, không chịu những sự giản dị xuềnh xoàng, người ta hay dùng hai chữ ĐÀI CÁC (臺閣), tưởng như ĐÀI CÁC nghĩa là kiêu kỳ.
      Thực ra, ĐÀI 臺 ở đây là một kiểu kiến trúc, xây nhà cho cao để ngắm bốn bên gọi là ĐÀI. Phàm chiếm một chỗ hơi cao để cho người dễ nhận biết cũng gọi là đài. Như “giảng đài” 講臺 là toà giảng, “vũ đài” 舞臺 là sân khấu, v.v. Thường thì dinh thự các quan đại thần xưa hay có kiến trúc theo kiểu trên cao nhìn xa các phía, nên ĐÀI còn là tên của sở quan. Ngày xưa gọi quan thượng thư là “trung đài” 中臺, các quan nội các là “đài tỉnh” 臺省 , nhà Hán có “ngự sử đài” 御史臺. Vì thế nên đời sau gọi quan ngự sử là “đài quan” 臺官 hay “gián đài” 諫臺. Chữ ĐÀI cũng dùng để tôn xưng bực trên. Như các quan dưới gọi quan trên là “hiến đài” 憲臺, bè bạn kính trọng tôn xưng với nhau là “huynh đài” 兄臺, v.v.
      CÁC 閣 là nhà cao có gác, nghĩa cũng gần giống như ĐÀI. Do nghĩa đó, CÁC còn chỉ dinh thự các quan nhất phẩm triều đình, như Nội các, Điện các, Đông các, v.v. Tôn xưng người đối diện với mình thì dùng hai chữ “các hạ” 閣下. “Các hạ” nghĩa là người sống dưới lầu gác (về ý tứ thì như các từ Bệ hạ, Điện hạ).
      – Trong Tử vi có sao Phượng Các, ý nghĩa của nó cũng tương tự, các bạn có thể đọc thêm về sao Phượng Các mà tôi đã viết trong quyển “tử vi đẩu số diễn nghĩa”.
Bài viết sưu tầm thấy hay nên post lại

Leave a comment

0.0/5