Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Giới thiệu về bát môn

Bát môn chính là: Hưu môn, Sinh môn, Thương môn, Đỗ môn, Cảnh môn, Tử môn, Kinh môn, Khai môn. Trên bàn bát môn, Khai, Hưu, Sinh là 3 cửa cát, Tử, Kinh, Thương là 3 cửa hung, Đỗ môn, Cảnh môn trung bình. Khi dụng vào việc luận đoán cần phải xem lâm vào cung nào và vượng tướng hưu tù ra sao.

Bát môn gồm những môn nào?

Cổ nhân viết rằng:

Cát môn bị khắc cát bất tựu,

Hung môn bị khắc hung bất khởi;

Cát môn tương sinh hữu đại lợi,

Hung môn đắc sinh họa nan tị.

Cát môn khắc cung cát bất tựu,

Hung môn khắc cung sự canh hung.

Tạm dịch:

Cửa tốt mà bị khắc thì không được gọi là tốt.

Cửa hung bị khắc thì chưa hẳn đã hung

Cửa tốt được tương sinh gọi là đại cát lợi – đại tốt

Cửa hung được tương sinh thì họa khó mà tránh được

Cửa tốt khắc cung không hẳn là tốt

Cửa hung khắc cung thì càng hung.

Một, Khai môn trong bát môn

Khai môn ở cung Càn Tây Bắc, ngũ hành thuộc Kim. Trong bát quái thì quái Càn là quái đứng đầu, là trời là cha là chồng, ở ngoài xã hội có thể là thủ trưởng, quản lý, cấp trên của mình. Phương vị của Càn là Hợi, Hợi là đất Trường sinh của Giáp mộc, mà Giáp là Can đứng đầu trong thập Can. Vì vậy cổ nhân gọi cung Càn là Khai môn, là nơi sinh ra vạn vật, là cửa đại cát đại lợi.

Khai môn thuộc Kim, vượng ở mùa thu, đặc biệt là tháng Tuất, Hợi, tướng ở 4 tháng cuối mỗi mùa, hưu vào mùa đông, tù ở mùa xuân, tử ở mùa hạ.

Khai môn ở cung Càn là phục ngâm, ở cung Tốn là phản ngâm, ơ cung Cấn là nhập mộ, ở cung Ly thì bị quản chế, ở cung Khôn thì đại cát, ở cung Đoài thì vượng tướng, ở cung Khảm là thứ cát, ở cung Chấn thì bị đè ép.

Khai môn đại cát, lợi cho việc kinh thương, chinh chiến, đi xa, nghiên cứu, tham mưu, thăng quan tiến chức, kiến trúc, cầu con, chữa bệnh.

Hai, Hưu môn trong bát môn

Hưu môn cư phương Bắc cung Khảm, thuộc Thủy, Khảm thủy đắc Càn kim sinh phù, với người là trung nam, là anh em huynh đệ, thong dong hưu nhàn. Cung Khảm cũng là nơi của mùa đông rét lạnh, vạn vật rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, ngủ đông, cho nên cổ nhân gọi là hưu môn, chính là đất để nghi ngơi lấy lại sức lực. Cũng là cung của sự may mắn.

Hưu môn thuộc Thủy, vượng ở mùa đông, đặc biệt là tháng Tý, tướng ở mùa Thu, hưu ở mùa Xuân, tù ở mùa Hạ, tử ở tháng cuối của 4 mùa.

Hưu môn cư ở cung Khảm là phục ngâm, cư ở cung Ly là phản ngâm, cư cung Tốn là nhập Mộ, cư cung Khôn Cấn là bị khắc nhập, cư ở 2 cung Càn Đoài là đại cát, cư ở cung Chấn là thứ cát.

Hưu môn là cửa tốt, lợi cho việc gặp quý nhân, cầu cứu sự giúp đỡ, thăng quan tiến chức, cưới gã, xuất hành, kinh thương, nhưng bất lợi cho việc hành hình xử án.

Ba, Sinh môn trong bát môn

Sinh môn thuộc Thổ, cư ở Đông Bắc cung Cấn, chính là tiết lập Xuân, vạn vật bắt đầu sinh sôi nảy nở, dương khí hồi chuyển, thổ sinh vận vật, cho nên cổ nhân gọi là sinh môn, là cửa đại cát đại lợi.

Sinh môn vượng tại tháng cuối của 4 mùa, đặc biệt là tháng Sửu, tháng Dần, tướng ở mùa Hạ, hưu ở mùa Thu, tù ở mùa Đông, tử ở mùa Xuân.

Sinh môn cư cung Cấn là phục ngâm, cư cung Khôn là phản ngâm, cư cung Tốn là nhập mộ, cư cung Chấn là khắc nhập, cư cung Ly là đại cát, ở 2 cung Càn Đoài là thứ cát, cư cung khảm là khắc xuất.

Sinh môn là đại cát, lợi cho cầu tài, đặc biệt là bất động sản, nông nghiệp, nuôi trồng, xuất hành, cưới hỏi cũng may mắn. Nhưng bất lợi cho việc ma chay, mai táng.

Bốn, Thương môn trong bát môn

Thương môn cư ở phương Đông cung Chấn, ngũ hành thuộc Mộc, chính là tháng Mão, tiết Xuân Phân, lúc này Giáp Mộc đang là đế vượng, vượng thì dễ gãy. Quái chấn chủ về động, động thì dễ tổn thương. Cho nên cổ nhân gọi cung Chấn đối ứng với bát môn là thương môn.

Thương môn là cửa hung, chủ về bệnh tật, hình thương…

Thương môn thuộc Mộc, vượng tại mùa Xuân, đặc biệt là tháng Mão, tướng ở mùa Đông, hưu ở mùa Hạ, tù ở 4 tháng cuối mùa, tử ở mùa Thu.

Thương môn cư ở cung Chấn là phục ngâm, cư ở cung Đoài là phản ngâm, cư cung Khôn nhập mộ, cư cung Khảm sinh vượng đại hung, cư cung Càn thì bị khắc nhập, cư cung Cấn thì khắc xuất đại hung, cư cung Ly thì tiết khí.

Thương môn la cửa hung, bất lợi cho kinh thương, xuất hành, sửa chữa, cưới hỏi. Thích hợp với việc trả nợ, bắt trộm cướp, đánh cá, săn bắt, bài bạc…

Năm, Đỗ môn trong bát môn

Đỗ môn cư ở Đông Nam cung Tốn, thuộc Mộc. Tốn là trưởng nữ, lấy Càn cha làm xung khắc, lại còn khắc Khôn mẹ, cùng phụ mẫu bất hòa, xử sự với những người trong nhà bất lợi.

Cung Tốn là vị trí của Thìn thổ, là mộ của thủy, mộ của Thổ, lại còn là mộ của Tân kim.

Đỗ môn thuộc mộc, vượng ở mùa Xuân, đặc biệt là tháng Thìn, Tỵ, tướng ở mùa Đông, hưu ở mùa Hè, tù tại 4 tháng cuối của 1 mùa, tử ở mùa Thu.

Đỗ môn cư cung Tốn là phục ngâm, cư cung Càn là phản ngâm, cư cung Khôn nhập mộ, cư cung Đoài là khắc nhập, cư cung Cấn là khắc xuất, cư cung Khảm là sinh nhập, cư cung Chấn bình hòa, cư cung Ly thì tiết khí.

Đỗ môn là cửa tiểu hung, thuộc cửa trung bình. Tại nhân sự chủ về quan võ, quân đội, cảnh sát, công an, bảo vệ, cảnh an.

Đỗ môn là những sự tình không nhìn thấy được, thích hợp với tránh tai tị nạn, đắp đê đắp đập chống lũ, sự chờ đợi, ngoài ra những cái khác đều bất lợi.

Sáu, Cảnh môn trong bát môn

Cảnh môn cư phương Nam cung Ly, thuộc Hỏa. Trong nhà đại diện cho trung nữ, khắc “Càn kim chi phụ”, cùng trung nam thì Khảm thủy đối xung, dễ gây khẩu thiệt thị phi, thường hóa họa về huyết quang, họa sát thân.

Cảnh môn ở cung Ly là lúc mặt trời chói nhất, như trời nắng chang chang giữa trưa hè, cho dù mùa hè quang cảnh đẹp nhưng khó tránh được sự nóng bức oi ả.

Cảnh môn tại cung Ly là phương chính Nam, cùng cung Khảm phương Bắc hưu môn tương đối. Một cái là vạn vật ngưng nghĩ muốn nghĩ ngơi, 1 cái là vạn vật rậm rạp tươi tốt. Cho nên cổ nhân gọi là cảnh môn.

Cảnh môn thuộc Hỏa, vượng ở mùa Hè, đặc biệt là tháng Ngọ, tướng ở mùa Xuân, hưu ở tháng cuối mùa, tù ở mùa Thu, tử ở mùa Đông.

Cư cung Ly là phục ngâm, cư cung Càn là mộ, cư cung Đoài là khắc xuất, cư ở 2 cung Chấn Tốn thì được sinh vượng, cư 2 cung Khôn Cấn thì bị sinh xuất.

Cảnh môn là cửa tiểu cát, là cửa trung bình, nên làm phò tá, mưu sĩ, học hành, đi làm việc nơi xa…những việc còn lại bất lợi. Đề phòng thị phi, hỏa hoạn, huyết quang.

Cảnh môn chủ yếu chủ về văn thư.

Bảy, Tử môn trong bát môn

Tử môn cư ở giữa Tây Nam, cung Khôn, thuộc Thổ. Tử môn cung Khôn và cung Cấn sinh môn đối với nhau, vạn vật “xuân sinh thu tử”, mùa Xuân thì gieo trồng mùa Thu thì thu hoạch. Vì thế nên được gọi là tử môn.

Tử môn thuộc Thổ, vượng ở mùa Thu, đặc biệt là tháng Mùi tháng Thân, Tướng ở mùa Hạ, tù vào mùa Đông, tử ở mùa Xuân.

Tử môn cư cung Khôn được gọi là phục ngâm, cư cung Cấn gọi là phản ngâm, cư cung Tốn nhập mộ, cư cung Chấn là bị khắc nhập, cư cung Ly được sinh vượng là đại hung, cư cung Khảm là khắc xuất đại hung, cư 2 cung Càn Đoài thì tương sinh.

Tử môn là cửa hung, là sự bất lợi, tang chế, chết chóc, hình ngục, chiến tranh, sát sinh.

Tám, Kinh  môn trong bát môn

Kinh môn ở phương Tây cung Đoài, thuộc Kim, tiết Thu phân, hàng lộ, sương giáng, khí kim thu hàn mang sát khí, cỏ cây tàn rụng, héo rụng, tượng của sự tràn ngập sự sợ hãi và đìu hiu. Quái Đoài là trạch, là khuyết, là phá tổn, Đoài lại chủ về khẩu, chủ khẩu thiệt quan phi. Cho nên cổ nhân đem cửa này gọi là kinh môn.

Kinh môn cung Đoài cùng Thương môn Chấn cung đối nhau.

Kinh môn thuộc Kim, vượng ở mùa Thu, đặc biệt là tháng Dậu, tướng tại tháng cuối của 4 mùa, hưu mùa đông, tù ở mùa Xuân, tử ở mùa hè.

Kinh môn ở cung Đoài là phục ngâm, ở cung Chấn là phản ngâm, ở cung Chấn nhập mộ, ở cung Ly là khắc nhập, cư cung Tốn là khắc xuất, cư cung Khảm là bị tiết khí, cư cung Khôn là sinh nhập, cư cung Càn thì bình hòa.

Kinh môn cũng là cửa hung, chủ hoảng sợ, kinh sợ, thương tích, quan phi. Thích hợp với kiện cáo, truy bắt tội phạm, cờ bạc rượu chè. Những việc còn lại đều là hung.

Trong bát môn thì Khai, Sinh, Hưu là 3 cửa tốt, Tử, Kinh, Thương là 3 cửa hung, Đỗ môn, Cảnh môn thì trung bình. Khi luận đoán phải xem các cửa trên nằm ở cung nào, tức là phải xem mối quan hệ giữa môn và cung xem ngũ hành sinh khắc ra sao, vượng tướng hưu tù tử như thế nào mà định cát hung hoặc ứng kỳ.

Tháng cuối của 4 mùa chính là trước lập Xuân, lập Đông, lập Thu, Lập hạ 18 ngày.

Bát môn bao gồm các môn tốt môn xấu và môn trung bình, nhưng cũng tùy theo từng sự việc sự vật cụ thể mà có thể có sự chuyển hóa tốt xấu khác nhau.

Biên soạn: Minh Tuệ

Đọc thêm:

Khái niệm về kỳ môn độn giáp

Leave a comment

0.0/5