Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Giới thiệu về Tiết khí

Giới thiệu về Tiết khí

📆 Lịch Viễn Đông là loại lịch âm dương gồm hai phần riêng biệt, vừa tính tháng vừa tính năm, đan cài vào với nhau. Phần tính tháng theo tuần trăng là dựa vào ngày sóc ngày vọng mà tính
📆Phần tính năm thì căn cứ vào năm thời tiết và 24 phan điểm của thời tiết theo năm hồi quy. Do 24 tiết khí được tính toán từ góc cắt của hai đường xích đạo của thiên cầu và Hoàng đạo, gọi là Thái Dương Hoàng kinh Bệ cứ khoảng 15 ngày thì tạo nên một tiết hoặc một khí.
📆Ngay tại thời điểm cắt nhau, là thời gian thay đổi của tiết khí, tức ứng với một vị trí nào đấy của mặt trời trên Hoàng đạo, và vị trí của sao Bắc Đẩu.
📆Vòng tròn Hoàng đạo chia thành 24 cung, mỗi cung 15 độ, ứng với một khí hoặc một tiết mỗi năm hồi quy được chia thành 24 đơn vị khí tiết.
📆Với những tên gọi trỏ vào một hiện tượng thời tiết hoặc một nông vụ nào đấy của nông dân vùng trung lưu vực sông Hoàng Hà (Trung Quốc), phản ánh được nền văn hóa nông nghiệp.

24 tiết khí

Bảng 24 tiết khí – các ngày Dương lịch tương ứng có thể lệch 1 ngày. Ví dụ ngày Lập xuân có thể ở vào ngày 5 tháng 2 thay vì ngày 4 tháng 2.
Như vậy mỗi mùa gồm 6 tiết khí, làn lượt được gán cho các đặc điểm: Tiết và Khí. Tháng nhuận trong âm lịch luôn chọn tháng có tiết mà không có khí.

  1. Lập xuân: nghĩa là “đầu xuân”, là tiết khí đầu tiên trong 24 Tiết khí, thiên nhiên bắt đàu bước vào mùa xuân, trời đất bắt đầu tượng khí dương, vạn vật khôi phục lại sức sống sai một mùa Đông lạnh lẽo, mở đầu cho bốn mùa trong năm.
  2. Vũ thủy: nghĩa là “mưa nước” Dương khí đang dần dần phát triển, gió xuân thổi băng tuyết tan, không khí ẩm thấp, nước mưa nhiều hơn nên gọi là Vũ thủy.
  3. Kinh trập: là mùa “sâu nở” lúc này thời tiết ấm dần lên, các loại động vật và côn trùng ngủ đông náu mình bắt đầu tỉnh dậy hoạt động cho nên gọi là Kinh trập. Trong thời kỳ này trứng của các loài sâu bọ cũng bắt đầu nở. Một số khu vực bước vào vụ xuân.
  4. Xuân phân: là “phân chia mùa Xuân”, nghĩa là « giữa Xuân » , vào ngày Xuân phân mặt trời ở trên xích đạo. Đây là điểm giữa của 90 ngày mùa xuân, vào ngày này đêm và ngày ở 2 bán cầu đều dài như nhau nên gọi là Xuân phân. Sau ngày này vị trí chiếu thẳng của Mặt trời hướng dần lên phía Bắc, nên tại Bắc bán cầu ngày dài đêm ngắn. Xuân phân là thời điểm khởi đầu mùa Xuân ở Bắc bán cầu.
  5. Thanh minh: nghĩa là “trời trong sáng”, lúc này khí hậu ấm áp, mát mẻ, cây cỏ bắt đầu đâm chồi nảy lộc, vạn vật bắt đầu sinh trưởng, nhà nông bận bịu với cày bừa, gieo trồng vụ xuân. Vào thời trước, theo phong tục cổ xưa, vào tiết Thanh minh, thường có lễ hội Đập thanh, mọi người cùng tu tảo lại mộ phần.
  6. Cốc vũ: nghĩa là “mưa tốt lúa” lúc này mưa rơi thấm tưới ướt mặt đất và ruộng đồng nên ngũ cốc phát triển tốt.
  7. Lập hạ: nghĩa là “vào hạ”, khí dương bắt đầu thịnh, tời bắt đầu nóng dần, vạn vật phát triển mạnh mẽ. Theo tập quán, mọi người coi Lập hạ là một Tiết khí quan trọng mà nhiệt độ tăng rỏ rệt, nắng nóng sắp đến gần, mưa bão sấm chớp nhiều, cây nông nghiệp phát triển rộ.
  8. Tiểu mãn: nghĩa là hoa quả “bắt đầu kết hạt”. Những cây trồng thu hoạch vào mùa hạ như: đại mạch, lúa mì…đã có hạt chắc, nhưng chưa chín hẳn, do đó gọi là Tiểu mãn.
  9. Mang chủng: mang ý nghĩa là “đầu nhọn của cỏ lúa”. Mang chủng có nghĩa là “các chủng loại hạt giống có vỏ nhọn” như lúa, kê, cao lương. Đây là thời kỳ nên gieo các hạt ngũ cốc có vỏ nhọn thì mới trưởng thành tốt.
  10. Hạ chí: nghĩa là “mùa hè đến”, tức là “giữa mùa hè”. Khi mặt trời ở điểm hạ chí, vào buổi trưa mặt trời ở vị trí xa nhất về phía Bắc. Ở Bắc bán cầu thì đây là thời điểm đánh dấu mùa hè thực sự bắt đầu. Kể từ ngày này, khí dương rất thịnh, thời tiết nóng bức, vạn vật trong trời đất sinh trưởng phát triển mạnh mẽ nhất.
  11. Tiểu thử: nghĩa là “nóng vừa”. thời tiết đã rất nóng những vẫn chưa đến lúc nóng nhất, nên gọi là Tiểu thử.
  12. Đại thử: nghĩa là “rất nóng”. Vào lúc này, khí dương cực thịnh là tiết khí nóng nhất trong năm
  13. Lập thu: nghĩa là “bắt đầu mùa thu”, tức đầu thu. Ngày xưa chỉ là 1 vụ nên mùa xuân gieo trồng thì mùa thu thu hoạch. Bắt đầu từ ngày này, trăng thanh gió mát, nhiệt độ nóng dần dần giảm xuống.
  14. Xử thử: nghĩa là “giới hạn cái nóng”. Lúc này cái nóng bức của mùa hạ đã dần dần tan đi hết. Nó là điểm chuyển ngoặt của nhiệt độ hạ xuống, tượng trưng cho khí hậu trở nên mát mẻ, các ngày nóng chấm dứt.
  15. Bạch lộ: nghĩa là “móc trắng”. thời tiết chuyển dần sang lạnh, hơi nước kết thành móc trên mặt đất.
  16. Thu phân: nghĩa là “điểm chia mùa thu”, tức là giữa mùa thu. Ngày Thu phân này cũng giống như ngày Xuân phân, ánh nắng gần như chiếu thẳng trên xích đạo, ngày và đêm dài như nhau. Từ ngày này trở đi, vị trí chiếu của ánh nắng chuyển dần từ Xích đạo đến Nam bán cầu, ở Bắc bán cầu bắt đầu ngày ngắn đêm dài. Mùa thu ở Bắc bán cầu được xem như bắt đầu Thu phân.
  17. Hàn lộ: nghĩa là “móc lạnh” sau Bạch Lộ, tiết trời trở nên lạnh, bắt đầu có nước móc, đến. Hàn lộ móc càng nhiều, nhiệt độ càng giảm. Hơi nước ngưng đọng thành những giọt móc.
  18. Sương giáng: nghĩa là “sương rơi”. Thời tiết đã khá lạnh, bắt đầu có sương giá nên gọi là sương giáng.
  19. Lập đông: nghĩa là “bắt đầu mùa đông”, tức là đầu Đông. Chữ Đông ở đây có nghĩa lúc này là thời điểm để kết thúc công việc đồng áng của một năm, sau khi thu hoạch.
  20. Tiểu tuyết: nghĩa là “tuyết nhỏ”. Nhiệt độ giảm nhiều, bắt đầu có tuyết rơi, nhưng vẫn chưa đến thời kỳ tuyết bay nhiều nên gọi là Tiểu tuyết. Ở lưu vực sông Hoàng Hà bắt đầu có tuyết rơi (tuyết phía Nam rơi chậm hơn hai Tiết khí, còn ở phía Bắc đã bước vào mùa băng tuyết phủ.
  21. Đại tuyết: có nghĩa là “tuyết lớn”, lưu vực sông Hoàng dần dần tích tụ tuyết, còn ở phương Bắc đã bước vào mùa đông giá rét.
  22. Đông chí: nghĩa là “mùa đông đến”, tức giữa mùa đông. Ngày Đông chí này ánh nắng gần như chiếu thẳng trên chí tuyến nam, tại Bắc bán cầu ngày ngắn nhất, đem dài nhất. Mặt trời giữa trưa ở vị trí xa nhất về phía Nam. Đây là thời điểm khởi đầu của mùa Đông ở Bắc bán cầu. Sau ngày Đông chí vị trí chiếu thẳng của ánh nắng chuyển dần sang hướng Bắc, ban ngày ở Bắc bán cầu sẽ dần dần dài ra.
  23. Tiểu hàn: nghĩa là “lạnh vừa”. Sau Tiểu hàn, thời tiết bắt đầu bước vào mùa lạnh. Tiểu hàn có nghĩa là thời tiết lạnh nhưng vẫn còn chưa đến cực điểm.
  24. Đại hàn: nghĩa là “rất lạnh”, đay là thời tiết lạnh đến cực độ, là thời điểm lạnh nhất trong năm.

 

Leave a comment

0.0/5