Chú thích chi tiết bề mặt của la bàn 18 tầng
Hướng dẫn cách đọc la kinh 18 tầng
La bàn là công cụ ứng dụng tối quan trọng trong văn hóa phong thủy Trung Quốc. Bề mặt la bàn có nhiều tầng lớp bố trí phức tạp, nội dung sâu sắc từ ngũ hành bát quái, thiên can địa chi, phương vị địa lý cho đến thiên văn lihcj pháp không thiếu thứ gì. Ở đây chúng tôi xin lấy loại la bàn phổ thông 18 tầng để giải thích.
Tầng thứ nhất: Thiên trì (ao thiên trì) tức Thái Cực.
Kim từ tính đứng ở trung tâm đầu đen chỉ phương Bắc, đầu đỏ chỉ phương Nam. Trong lí luận về phong thủy Thiên trì và kim vô cùng quan trọng: tạo lập quy củ, điều hòa nặng nhẹ hình thành quy củ đều từ nơi đây mà quyết định. Trong kim vàng Tý Ngo có chia ra lưỡng nghi (âm dương) từ lưỡng nghi kết hợp cung Mão Dậu sinh ra tứ tượng, từ tứ tượng sinh bát quái, từ bát quái mà định ta phương hướng, vị trí khiến cho Trời, Đất và Con người cân bằng, điều hòa, ổn định.
Tầng thứ hai: Tiên thiên bát quái
Bát quái là do sự kết hợp giữa con người với tự nhiên mà hình thành nên. Theo truyền thuyết, Tiên thiên bát quái do Phục Hi sáng tạo ra và còn gọi là Bát quái Phục Hi.
Tầng thứ 3: chín vì sao trong quẻ địa mẫu
Có hai thuyết nói về chín vì sao này.
Thuyết thứ nhất lấy căn cứ từ sách “ Hám long kinh” của Dương Duẫn Tùng đời Đường nói chín vì sao này gồm Tham lang, Văn khúc, Vũ khúc, Lộc tồn, Cự môn, Liêm trinh, Phá quân, Tả phù, Hữu bật.
Một thuyết khác lấy sách “ Cữu tinh truyền biến” của Liêu Vũ đời Tống nói chín vì sao này gồm Thái Dương, Thái âm, Kim thủy, Mộc, Thiên tài, Thiên cang, Cô dượt, Táo hỏa, Tảo đãng.
Tầng thứ tư: Hai mươi bốn sao Thiên tinh
Hàng thiên tinh bao gồm hai mươi tư ngôi sao tức là: Thiên tinh, Thiên cứu, Thiên khôi, Thiên ất, Thiếu vi, Thiên hoàng, Thiên quan, Thiên thường, Thiên mã, Thiên bình, Thiên cang, Thiên quan, Thiên hành, Thiên uyển, Thiên bội, Thiên thi, Thiên trù, Thiên hán, Thiên phụ, Thiên mậu, Thiên lũy, Thái tuế, Nam cực, Thiên quân.
Tầng thứ 5: Hai mươi bốn sơn trong Kim chính – Địa bàn.
Hai mươi bốn sơn còn gọi là hai mươi tư hướng, đây là bàn trong còn gọi là Kinh chính, hai mươi tư vị trí trên ứng hai mươi tư tiết khí, dưới ứng với hai mươi tư hướng núi dưới đất.
Thứ tự sắp xếp là:
Hướng chính Bắc quẻ Khảm bao gồm 3 sơn: Nhâm – Tý – Quý
Hướng Đông Bắc quẻ Cấn gồm 3 sơn : Sữu – Cấn – Dần
Hướng chính Đông quẻ Chấn gồm 3 sơn : Giáp – Mão – Ất
Hướng Đông Nam quẻ Tốn gồm 3 sơn : Thìn – Tốn – Tị
Hướng chính Nam quẻ Ly gồm 3 sơn : Bính – Ngọ – Đinh
Hướng Tây Nam quẻ Khôn gồm 3 sơn : Mùi – Khôn – Thân
Hướng chính Tây quẻ Đoài gồm 3 sơn : Canh – Dậu – Tân
Hướng Tây Bắc quẻ Càn gồm 3 sơn : Tuất – Càn – Hợi
Trong thuật phong thủy 24 hướng này dùng để lấy hướng núi, hướng dòng nước.
Tầng thứ sáu : Hai mươi bốn tiết khí
Lập xuân bắt đầu từ cung Cấn, Đại hàn kết thúc tại cung Sữu. Từ đó suy ra kim, mộc, thủy, hỏa, thổ để xét thiếu âm, thiếu dương, thái âm, thái dương.
Tầng thứ bảy: Bảy mươi hai vị trí xuyên sơn long.
Phân bố ở bên dưới hai mươi tư vị trí, mỗi vị trí chia thành tam long và mười hai địa chi, ví dụ : như tương ứng với cung Hợi là Đinh Hợi, Kỉ Hợi, Tân Hợi. Tương ứng với Tý là Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý… Xuyên sơn long cũng có nghĩa là định rõ vị trí của long thuộc thiên can địa chi nào mới biết được sao lành hay dữ.
Tầng thứ 8: Một trăm hai mươi long
Ở bên dưới mỗi vị trí trong hai mươi tư sơn nói trên đều chia năm vị trí tổng cộng một trăm hai mươi điểm cần né tránh gặp trường hợp « cô hư quy giáp »
Tầng thú chín: Hai mươi tư sơn trong Kim giữa- Nhân bàn
Kim giữa – Nhân bàn tức đường Tý Ngọ là trụ đối xứng giữa Nhâm tý và Bính Ngọ trong bàn, ở vào giữa đường phương vị chỉ hướng Tý Ngọ Bắc cực. Các nhà phong thủy cho rằng đường kim giữa phía trên liên quan đến độ tiến thoái của tinh tú trên trời, phía dưới liên quan đến mạch đất núi sông, đồng ruộng.
Hướng dẫn cách đọc la kinh 18 tầng (còn tiếp)