Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Huyền không lục pháp – Song nguyên bát vận

Song nguyên bát vận

Song nguyên bát vận được chia thành thượng nguyên và hạ nguyên.

Thượng Nguyên gồm vận 1, vận 2, vân 3, vận 4.
Hạ Nguyên gồm vận 6, vận 7, vận 8, vận 9.
Thời gian độ dài ngắn của mỗi vận cũng không giống nhau, mỗi vận không nhất định phải là 20 năm giống như tam nguyên cữu vận.
Muốn biết được độ dài ngắn của từng vận, trước tiên ta phải biết từng vận ứng với từng quái nào. Vận có 8 vận, vận 1, vận 2, vận 3, vận 4, vận 6, vận 7, vận 8, vận 9, quái gồm có 8 quái Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
Vậy làm sao để biết được vận nào ứng với quái nào? Lúc này chúng ta phải cần dùng tới tiên thiên bát quái phối với số lạc thư.

song-nguyen-bat-van
song nguyên bát vận, huyền không lục pháp

Về Lạc Thư, mỗi số biểu trưng cho 1 phương vị trong 1 cung nào đó, và nó luôn bất biến, ví dụ: số 1 tượng trưng cho phương Bắc, số 9 tượng trưng cho phương Nam, số 7 tượng trưng cho phương Tây, số 3 tượng trưng cho phương Đông…

tien-thien-phoi-cuu-cung
Tiên thiên phối cữu cung
lac-thu-phoi-cuu-cung
Lạc thư phối với cũu cung

Bát quái bao gồm tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái.

Thứ tự của tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái không giống nhau. Thứ tự của tiên thiên bát quái là Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Còn thứ tự của hậu thiên bát quái là Càn, Khảm, Chấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Chính vì vậy, quý độc giả cần phải phân biệt rỏ thứ tự của tiên thiên và hậu thiên bát quái để tránh những nhầm lẫn không đáng có.
Số lạc thư phối với phương vị cữu cung và tiên thiên bát quái phối với phương vị cữu cung, kết hợp 2 đồ hình này lại, chính là đồ hình tiên thiên bát quái phối lạc thư.
Tiên thiên bát quái phối với số lạc thư, mỗi một số kết hợp với cung vị ứng với 1 quái. Các quái đó biểu thị các vận từ vận 1 đến vận 9.
Ví dụ: vận 1 là quái Tốn, vận 2 là quái Tốn, vận 3 là quái Ly, vận 4 là quái Đoài, vận 6 là quái Cấn, vận 7 là quái Khảm, vận 8 là quái Chấn, vận 9 là quái Càn.
Quái số là biểu thị tên của vận, vậy khi đã biết tên của từng vận thì độ dài ngắn của từng vận sẽ được tính như thế nào?
Nó dựa trên hào âm và hào dương để tính toán. Trong kinh dịch cổ đại thường dùng số 9 biểu thị cho hào dương, số 6 biểu thị cho hào âm.

tien-thien-phoi-lac-thu-cuu-cung
Tiên thiên phối lạc thư phối cữu cung

Tên vận và quái

  • Vận 1 là quái Khôn 
  • Vận 2 là quái Tốn  
  • Vận 3 là quái Ly  
  • Vận 4 là quái Đoài 
  • Vận 6 là quái Cấn 
  • Vận 7 là quái Khảm 
  • Vận 8 là quái Chấn 
  • Vận 9 là quái Càn  

Quy định số của hào âm và dương: hào dương là 9; hào âm là 6

am-duong-hao
Quy định về âm dương và số của hào
  • Vận 1 là quái Khôn   quản 18 năm

Vận 1 quái Khôn gồm 3 hào âm; quái Khôn: 6 + 6 + 6 = 18 năm
quai-khon-18-nam

  • Vận 2 là quái Tốn   quản 24 năm

Vận 2 quái Tốn gồm 2 hào dương và 1 hào âm; quái Tốn: (9*2) + 6 = 24 năm
quai-ton-24-nam

  • Vận 3 là quái Ly  quản 24 năm

Vận 3 quái Ly gồm 2 hào dương và 1 hào âm; quái Ly: (9*2) + 6 = 24 năm
quai-ly-24-nam

  • Vận 4 là quái Đoài  quản 24 năm

Vận 4 quái Đoài gồm 2 hào dương và 1 hào âm; quái Đoài: (9*2) + 6 = 24 năm
quai-doai-24-nam

  • Vận 6 là quái Cấn  quản 21 năm

Vận 6 quái Cấn gồm 1 hào dương và 2 hào âm; quái Cấn: 9 + (6*2)= 21 năm
quai-can-21-nam

  • Vận 7 là quái Khảm   quản 21 năm

Vận 7 quái Khảm gồm 1 hào dương và 2 hào âm; quái Khảm: 9 + (6*2)= 21 năm
quai-kham-21-nam

  • Vận 8 là quái Chấn   quản 21 năm

Vận 8 quái Chấn gồm 1 hào dương và 2 hào âm; quái Chấn: 9 + (6*2)= 21 năm
van-8-quai-chan-21-nam

  • Vận 9 là quái Càn   quản 27 năm

Vận 9 quái Càn gồm 3 hào dương; quái Càn: 9 + 9 + 9 = 27 năm
van-9-quai-can-27-nam
Song nguyên bát vận; thượng nguyên gồm vận 1, 2, 3, 4 tổng cộng là 90 năm, hạ nguyên gồm vận 6, 7, 8, 9 tổng cộng là 90 năm.
Song nguyên bát vận tổng cộng 180 năm; giống như tam nguyên cữu vận cũng lấy năm Giáp Tý để khởi đầu 1 nguyên.
Tam nguyên cữu vận lấy tinh tượng mà thành, song nguyên bát vận lấy dịch lý, lạc thư, bát quái từ đó mà hình thành. Vì vậy nó chính là sự biến hóa của âm dương (sự hoán đổi âm dương trong dịch lý).
Ý nghĩa của phương vị không môn (phương vị của cữu cung lạc thư); đại địa núi sông, hoàn cảnh tự nhiên có mối quan hệ tương hổ lẫn nhau. Vì vậy; nguyên vận của song nguyên bát vận có pháp viết là “ địa vận”
1-nguyen-180-năm

Leave a comment

0.0/5