Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Huyền không lục pháp – Thư hùng phối âm dương

Huyền không lục pháp – Thư hùng phối âm dương

 
Thư hùng chính là âm dương; thư hùng chẳng qua là tên gọi khác của âm dương mà thôi. Sự khác biệt là, âm dương dùng để nói đến khí vô hình, còn thư hùng dùng để nói đến một vật thể hữu hình nào đó.
Đàm Dưỡng Ngô trong “huyền không bản nghĩa” có nói ” nói thư hùng; là nói hình, không nói là khí”. Lại nói “trong một tổng thể, sẽ có động và tĩnh, có sơn có thủy, có thực có giả, tức là thư hùng vậy”.
Dương Công Dưỡng lão nói thư hùng như sau, “nhìn hữu hình của sơn thủy, và phân biệt vô hình của âm dương”. Sở dĩ thư hùng chỉ về sự hữu hình của các vật thể, xem phong thủy đầu tiên phải phân biệt đâu là thư đâu là hùng.
Mà thư hùng lại phân thành vài phương diện để xem, đầu tiên phải xem về ngoại cảnh tự nhiên; xem núi núi non có đẹp hay không, lại xem sông suối xung quanh đó tức núi sông đại biểu cho thư hùng, sơn thì tĩnh thuộc âm thuộc thư, thủy thì động, thuộc dương thuộc hùng.
Thứ hai xem ở vùng đô thị, thị trấn, nơi đất bằng phẳng, không thấy núi cao, sông suối, ngược lại toàn là những tòa nhà, kiến trúc đồ sộ, đường xá đi lại khắp nơi, người đến người đi. Cuộc sống hiện đại mọi người đã quen như thế, dĩ nhiên tại đô thị sẽ không có núi và sông suối, vậy làm sao để phân biệt được đâu là thư đâu là hùng?
Ta lấy những công trình kiến trúc, nhưng tòa nhà cao tầng là sơn, lấy đường xá, ngõ hẽm làm thủy. Những công trình kiến trúc là cố định, bất động, là thực, nên thuộc về âm thuộc thư. Đường đi ngõ hẽm người đi, xe cô tấp nập, kéo theo khí luôn lưu động, là khí động, nên thuộc dương thuộc hùng. Cơ bản ở thành thị nơi quan trọng nhất là đại môn, các giao lộ, đó là những nơi khí luôn động, vì vậy đó là những nơi vượng thủy, khiến cho những nơi đó nạp được vượng khí.
Sở dĩ Đàm Dưỡng Ngô chú giải thiên nguyên ngũ ca có nói “ Dương trạch lập hướng, tại thành thị tất phải lấy hướng làm chủ”. Lại nói “dương trạch chi xuất nhập xử, hoặc không khoáng xử, tức vi động xử, thử xử khán pháp, đương tác thủy dụng, khí chi lưu động tắc nhất dã.”
Tình huống thứ 3: nếu ở trong phòng thì thư hùng động tĩnh cũng cần phải phân biệt. Cơ bản là phân biệt giữa “không” và “thực”, “thực” là cái mà chúng ta có thể xem nó như là sơn, “không” là nơi trống trãi mà chúng ta có thể xem là thủy.
Những đồ vật như bàn, tủ, giá sách, nơi những đồ vật cao lớn, những đồ vật lớn lâu ngày không đụng đến và tĩnh đều thuộc sơn về âm thuộc thư.
Những nơi hay tới lui, giống như nơi cửa chính, lối đi, điện thoại, đồng hồ, phòng khách, quạt… là động thuộc dương thuộc Hùng.

  • Ở những nơi núi rừng, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều đồi núi và sông suối, vậy những nơi cao ráo, đồi núi, những thứ đó mang đặc tính là tĩnh, nên thuộc về âm, chúng ta gọi là Thư. Thứ mà động nhất chúng ta có thể thấy là sông suối, chúng luôn chảy, luôn động nên sông suối thuộc dương, gọi là Hùng
thu-hung-phoi-am-duong
Thư hùng ngoài tự nhiên
  • Ở nơi đô thị như hiện nay thì những tòa nhà hoặc những kiến trúc cao tầng, những thứ cao và tĩnh chúng ta gọi là Sơn là Thư. Đường xá, xe cộ di chuyển tấp nhập, vì vậy chúng luôn động, chúng ta gọi là Thủy là Hùng.
thu-hung-trong-do-thi
Thư hùng ở xã hôi đô thị hiện nay
  • Ở trong phòng những đồ vật cao, cố định được xem là Thư, những nơi di chuyển nhiều, cầu thang được gọi là Hùng
thu-hung-trong-nha
Thư hùng với trong nhà ở

Leave a comment

0.0/5