Nguồn gốc của Âm Dương
Trong sách Hệ Từ Khổng Tử có câu “vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi…” vô cực chính là chỉ sự vô cùng vô tận của vũ trụ thái không, tự hữu tự vô – như có như không. Không nhất định là 1 hình thể nào đó như chúng ta đang nghiên cứu. Mà vô cực là sự vô biên, vô tế, vô hình thể, trãi qua hàng trăm vạn năm, sinh ra vô số các tinh thể khác nhau. Tạo ra tinh thể hữu hình mà chúng ta có thể thấy được như địa cầu mà chúng ta đang sống. Tại những tinh thể nói trên, lại định cho nó 1 điểm lập cực, lúc này phương hướng bắt đầu được dần hình thành, cái này còn được gọi là Thái Cực.
Toàn bộ quá trình trên chúng ta gọi là “Vô Cực sinh Thái Cực”. Từ quan niệm trên có thể nói là từ không đến có, nói về số là từ số 0 đến số 1…
Sau đó, Phục Hi từ Thái Cực bên trên, ngửa xem thiên văn, cuối xem địa lý, gần thì lấy người thân, xa thì lấy cái lý cái lẽ của vạn vật, mà vẽ một cơ là dương (—), hai ngẫu là âm (- -), cái này chính là lưỡng nghi.
Lúc này, Thiên Địa vạn vật đều từ âm dương giao phối mà thành. Ví dụ như: Thiên Địa, Nhật Nguyệt, ngày đêm, trên dưới, trái phải… Quá trình này chính là “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi”. Nếu nói về số, từ quan niệm này chính là từ 1 đến 2.
Cái lý bên trong của số cùng âm dương
Trong dịch lý, số chính là âm dương đầu tiên được tạo thành từ lưỡng nghi. Tức một cơ là dương (—), hai ngẫu là âm (- -), số cùng âm dương có quan hệ từ đó mà ra.
Phàm là Hà đồ, Lạc thư, bát quái, can chi, ngũ hành… âm dương đều như thế mà nhận định.
Nói về cái nghĩa lý của “số”, ngoại trừ “ Dương — & – – Âm” còn có “Thiên số Địa số” cùng “Sinh số Thành số” mà chúng ta cần phải phân biệt.
1. Thiên số vi Dương, Địa số vi Âm
Quan niệm thiên số địa số bắt nguồn từ Hà đồ, Khổng Tử có giải thích Hà đồ như sau:
“天一生水,地六成之; 天七生火,地二成之;天三生木,地八成之,天九生金,地四成之; 天五生土,地十成之.”
“Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi;
Thiên thất sinh hỏa, địa nhị thành chi;
Thiên tam sinh mộc, địa bát thành chi,
Thiên cửu sinh kim, địa tứ thành chi;
Thiên ngũ sinh thổ, địa thập thành chi.”
Đối chiếu với Hà đồ chúng ta lại thấy:
一六共宗,二七同道,三八為朋,四九為友,五十同途
“Nhất lục cộng tông,
Nhị thất đồng đạo,
Tam bát vi bằng,
Tứ cửu vi hữu,
Ngũ thập đồng đồ.”
Trong Hà đồ mỗi phương vị đều là âm phối dương, những điểm trắng phía trên màu trắng là dương mà màu đen là âm. Như vậy nên mới nói “Thiên số tức đan số, thuộc dương, Địa số tức song số thuộc dương” – 天數即單數,屬陽;地數即雙數,屬陰.
Có thể nói rỏ hơn như sau:
“Thiên số tức nhất, tam, ngũ, thất, cửu, đan số thuộc dương, địa số nãi nhị, tứ, lục, bát, thập song số thuộc âm.”
“天數即一,三,五,七,九,單,數屬陽. 地數乃二, 四, 六,八,十 雙數屬陰”
2. Sinh số vi âm, thành số vi dương.
Thiên Địa vạn vật lẽ thường, nhiệm vụ của tính âm là “sinh”, nhiệm vụ của tính dương là “thành”.
Như nói đến giống cái “âm sinh”, nhiệm vụ chính của động vật và muôn loài là “sinh sản” (gọi là sinh vậy!). Nhưng cô âm thì bất sinh, vì thế bắt buộc phải có giống đực “dương thành” mới thành tựu vậy.
“Thành tựu” gọi là thành vậy!
“一至五是生數故為陰,六至十是成數,屬陽”.
“Nhất chí ngũ thị sinh số cố vi âm, lục chí thập thị thành số, thuộc dương.”
Có nghĩa: 1 tới 5 là sinh số cho nên là âm, 6 đến 10 là thành số, thuộc dương
Tại sao nói một tới năm là sinh số? Bởi vì chúng ta nhìn 1, 2, 3, 4, 5 là những số cơ bản nhất, những số khác từ những số này mà sinh ra. Cho nên các số 6, 7, 8, 9, 10 được gọi là thành số vậy.
Ví dụ như:
六是一與五或二與四之和; 七是二與五或三與四之和…十是「一,二,三,四」或「五,三,二」之和。
Lục thị nhất dữ ngũ hoặc nhị dữ tứ chi hòa; thất thị nhị dữ ngũ hoặc tam dữ tứ chi hòa … thập thị “nhất, nhị, tam, tứ” hoặc “ngũ, tam, nhị” chi hòa.
Tạm dịch: 1 cùng với 5 tạo thành 6 hoặc 2 cùng với 4 là hòa, 2 cùng với 5 tạo thành 7 hoặc 3 cùng với 4 là hòa… 10 chính là “1, 2, 3, 4” hoặc “5, 3, 2” là hòa.
Thành số chính là sinh số, tuy sinh ra nhưng lại lớn vô cùng tận, vì thế phải dựa vào thành số để mà xem xét.
Bởi vì, trong Hà đồ 5 và 10 nằm bất động ở trung cung, 4 liền biến thành “sinh số” lớn nhất, mà 9 cũng trở thành “thành số” lớn nhất.
Hào dương ( ) cùng hào âm ( ) trong dịch quái là đơn vị cơ sở nhất, nền tảng nhất. Bởi vì, trong sinh số, số lẽ “1 + 3 + 5 = 9”, số chẵn “2 + 4 = 6”. Vì thế trong kinh dịch người ta thường lấy 9 biểu thị cho dương mà 6 biểu thị cho âm.
Trong dịch kinh hào từ chúng ta thường thấy “lục tam” hoặc “cửu ngũ” chính là vì thế. Trong đó lục cùng với cửu chính là nói về âm hào hoặc dương hào, phía sau là con số dùng để chỉ hào vị…
“Lục tam” chính là nói hào thứ 3 của quái, là hào âm (- – ), “cửu ngũ” chính là nói hào thứ 5 của quẻ, là hào dương (— ).
Trích: Phần 1: nguồn gốc âm dương – huyền không đại quái thực hành.
Đọc thêm: Huyền không lục thập tứ quái dẫn luận – tập 2
Các bạn mua sách có thể liên hệ: https://www.facebook.com/minhminhtue24
Hoặc mua trực tiếp tại: phòng 204, 270 Cộng Hòa, Tân Bình, HCM.
Hotline: 0989.224.080
Xem thêm: