Tử Vi Sài Gòn
Advertisement
  • HOME
  • LẬP LÁ SỐ TỬ VI
  • LẬP QUẺ DỊCH
  • BÀI VIẾT
    • TỬ VI
    • PHONG THỦY
    • KỲ MÔN ĐỘN GIÁP
  • Dịch vụ xem Tử vi
No Result
View All Result
Tử Vi Sài Gòn
No Result
View All Result
Home Phong thủy

PHONG THỦY LÀ GÌ?

by Tử Vi Sài Gòn
6 Tháng Tám, 2022
in Phong thủy
Reading Time:5min read
0
0
La kinh 37 tầng

La kinh 37 tầng

0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Phong thủy thực ra là 1 môn khoa học, mục đích của phong thủy là nghiên cứu môi trường xung quanh, để có thể an cư lạc nghiệp. Hai chữ “Phong” và “Thủy” đều có hàm ý đặc biệt của nó, “Phong” chính là khí, khi Thái Dương tỏa ra ánh sáng và lượng nhiệt sinh ra áp suất, không khí lúc này lưu động mà tạo thành gió. Nước chính là loại vật chất trọng yếu trong tự nhiên, trên trái đất dựa vào các địa thế cao thấp khác nhau mà tạo thành dòng chảy khác nhau.

Vậy “Phong thủy là gì?”

Trước hết, Phong thủy là một từ ghép của Phong là Gió và Thủy là Nước là hai yếu tố chính ảnh hưởng tới trường khí – môi trường sống của con người. Thuật Phong thủy là phương pháp nghiên cứu về môi trường sống của con người.

Để hiểu rõ hơn về Phong thủy, ta ngược lại thời gian về trước. Thời Tiên Tần, đã manh nha xuất hiện khái niệm xem Phong thủy, đó là thuật “Trạch Cư” – phép chọn nơi cư trú, còn gọi là thuật “Bốc Cư” – phép bói để chọn nơi cư trú và thuật “Tướng Trạch” – xem tướng nơi cư trú. Nguyên lý của các phép “Tướng Trạch” là tìm nơi cư trú sao cho mưa thuận, gió hòa, giao thông thuận tiện, gần nguồn nước, đất đai mầu mỡ, … Sau đó người ta  khái  quát  các  nguyên  tắc  thành  “Địa  Mạch”  và  sau  này  phát  triển  thành  môn  học “Tướng Địa”. Thời kỳ này cũng là thời kỳ khởi phát về các tư tưởng triết học và thuyết âm dương ngũ hành được phát triển và áp dụng rộng rãi. Đến đời Hán, thuật Tướng Trạch được phát triển và hoàn thiện. Từ đây, thuật tướng trạch áp dụng lý luận “Kham Dư” tức lý luận thời gian và không gian đối ứng. Lúc này thuật “Trạch Cát” – chọn ngày được kết hợp với thuật Tướng Địa, yếu tố Thiên (thời gian) đã kết hợp với yếu tố Địa (không gian) để cho ra một học thuyết gọi là Thiên Địa Lý luận. Lý luận “Kham Dư” dựa trên sự kết hợp của thời gian và không gian, chuyên chiêm nghiệm về phương vị triều hướng và khởi đầu cho phái Lý Khí sau này. Ngoài ra, thuật xem hình tướng đất cổ xưa đã phát triển thêm các nguyên tắc lý luận theo thuyết âm dương ngũ hành và hình thành lý luận “Hình Pháp” chuyên bàn về hình thế bên ngoài, và khởi đầu cho phái Loan Đầu sau này. Đến đời Tấn, người ta bắt đầu quan tâm đến không gian của vùng đất chôn người chết hơn. Tướng Trạch đời Tấn là Táng Thuật. Một sách kinh điển là Táng Kinh của Quách Phác (Quách Phác cổ bản Táng kinh) và bộ sách “Thanh Nang”. Trải qua một thời gian dài, các môn lý luận đã được hoàn thiện và xuất hiện nhiều tông phái khác nhau. Các môn nghiên cứu đó người ta gọi chung là Địa lý – Lý luận về đất. Các đời trước chưa hề nhắc đến chữ Phong Thủy, chữ Phong Thủy được xuất hiện đầu tiên trong “Quách Phác cổ bản Táng kinh”. Trước hết, theo “Táng Kinh” nơi tốt nhất là nơi phải thừa hưởng được sinh khí (Táng giả thừa sinh khí dã).

Vậy ta có thêm một khái niệm Khí.

Có thểBạn quan tâm

Phòng khách là nơi trọng yếu của 1 căn nhà

Phong thủy phòng khách

21 Tháng Mười Hai, 2022
huyền không đại quái đồ hình

Sự sắp xếp của viên đồ – huyền không đại quái

9 Tháng Tám, 2022

Thượng sơn hạ thủy phân tích

2 Tháng Bảy, 2020
lục thập tứ quái phương viên đồ

Huyền không lục thập tứ quái dẫn luận

30 Tháng Sáu, 2020
Load More

Khí là một khái niệm vô hình, trừu tượng, không cân đong đo đếm được, chỉ có thể cảm nhận được. Khái niệm sơ khai nhất, khi vũ trụ hình thành, có 2 khí âm và khí dương hình thành và tạo ra vạn vật. Ta tạm hiểu khí là một thứ tạo nên sự sống và là môi trường để sự sống tồn tại. Khí vận động giữa trời đất và cũng vận động bên trong con người. Nơi thuận lợi nhất, có thể thừa được sinh khí nhiều nhất là nơi “Tụ khí”. Vậy làm thế nào để tìm ra được nơi “tụ khí”. Do khí là vô hình, ta chỉ có thể cảm nhận được nó thông qua các biểu hiện, để biết được khí phải thông qua Phong và Thủy, trong “Táng kinh” có viết: “Khí thừa Phong tắc tán, giới thủy tắc chỉ, cổ nhân tụ chi sử bất tán, hành chi sử hữu chỉ, cố vị chi Phong Thủy” (氣乘風則散,界水則止,行之使有止, 故謂之風水).

Tạm dịch: Khí nương theo gió thì tản mạn, gặp nước giới hạn thì dừng, người xưa làm cho (khí) tụ mà không tán, làm cho (khí) lưu thông mà có chỗ dừng, cho nên gọi là Phong Thủy. Hoặc:  “Phong Thủy chi pháp, đắc thủy vi thượng, tàng phong thứ chi”  ( 風水之法,得水為上法,藏風為次之 )

Tạm dịch: phép Phong thủy được tụ thủy là tốt nhất, rồi đến được tàng phong. Được hiểu là nơi “tụ khí” phải là nơi “tàng phong tụ thủy”.

Vậy thuật Phong Thủy chính là thuật để tìm ra nơi tụ Khí – tức là nơi “Tàng Phong – Tụ Thuỷ”. Hiểu rộng ra: Phong không chỉ là Gió mà còn là trạng thái thời tiết. Thủy không chỉ là nước mà còn là địa hình, địa thế. Phong và Thủy là đại diện của môi trường sống liên quan đến con người, đồng thời nó cũng chính là yếu tố Thiên và Địa tác động đến yếu tố Nhân trong mối quan hệ Thiên- Địa – Nhân.

ADVERTISEMENT
Previous Post

Sơ lược về ngũ hành

Next Post

BÀI 1: CHÒM SAO KIM NGƯU – TAURUS

Tử Vi Sài Gòn

Tử Vi Sài Gòn

Luận giải Tư vấn Tử Vi - Phong Thủy Online & Offline.

Bài viết đọc nhiều

Phòng khách là nơi trọng yếu của 1 căn nhà
Phong thủy

Phong thủy phòng khách

21 Tháng Mười Hai, 2022
huyền không đại quái đồ hình
Huyền không đại quái

Sự sắp xếp của viên đồ – huyền không đại quái

9 Tháng Tám, 2022
Huyền không phi tinh

Thượng sơn hạ thủy phân tích

2 Tháng Bảy, 2020
lục thập tứ quái phương viên đồ
Huyền không đại quái

Huyền không lục thập tứ quái dẫn luận

30 Tháng Sáu, 2020
Thái cực sinh lưỡng nghi
Huyền không đại quái

Nguồn gốc âm duong – huyền không đại quái

27 Tháng Sáu, 2020
Phong thủy

Giới thiệu về bát trạch trong phong thủy

21 Tháng Sáu, 2020
Next Post
BÀI 1: CHÒM SAO KIM NGƯU – TAURUS

BÀI 1: CHÒM SAO KIM NGƯU - TAURUS

Discussion about this post

Stay Connected test

  • 121 Followers
  • 23.7k Followers
  • 99 Subscribers
  • Trending
  • Comments
  • Latest
cách luận đoán cung tử tức

Phương pháp luận đoán cung Tử tức

19 Tháng Mười Hai, 2022
Mệnh ở Tí - Thiên Đồng Thái Âm hóa Kỵ

Thiên Đồng hóa Kỵ – năm Canh

21 Tháng Mười Hai, 2022
Cách xem tuổi hôn nhân hòa hợp

Nhìn cung Phúc đức có khả năng ly hôn hay không?

10 Tháng Tám, 2022
Kỳ môn độn giáp

Giới thiệu về bát môn

21 Tháng Mười Hai, 2022

Luận đoán cung tử tức trong tử vi

0

Sao Tham Lang ở cung phu thê

0

Hướng dẫn cách đọc la kinh 18 tầng (phần tiếp theo)

0
Sao Thiên Phủ trong tử vi đẩu số toàn thư

Luận giải sao Thiên Phủ cung Phu thê

0
Sao Thái Dương Tử vi đẩu số toàn thư

Sao Thái Dương – Tử vi đẩu số toàn thư

5 Tháng Một, 2023
Luận Tử vi mệnh bàn

Luận Tử Vi Mệnh Bàn, có cần nhìn đối cung?

22 Tháng Mười Hai, 2022
Sao Thiên Phủ trong tử vi đẩu số toàn thư

Sao Thiên Phủ trong Tử vi đẩu số toàn thư – Minh Tuệ dịch và bình chú

18 Tháng Mười Hai, 2022
cách chọn ngày tốt

Khai giảng lớp 𝐂𝐡𝐨̣𝐧 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝐭𝐨̂́𝐭 + 𝐏𝐡𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̉𝐲 𝟐𝟎𝟐𝟑

13 Tháng Mười Hai, 2022

Recent News

Sao Thái Dương Tử vi đẩu số toàn thư

Sao Thái Dương – Tử vi đẩu số toàn thư

5 Tháng Một, 2023
Luận Tử vi mệnh bàn

Luận Tử Vi Mệnh Bàn, có cần nhìn đối cung?

22 Tháng Mười Hai, 2022
Sao Thiên Phủ trong tử vi đẩu số toàn thư

Sao Thiên Phủ trong Tử vi đẩu số toàn thư – Minh Tuệ dịch và bình chú

18 Tháng Mười Hai, 2022
cách chọn ngày tốt

Khai giảng lớp 𝐂𝐡𝐨̣𝐧 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝐭𝐨̂́𝐭 + 𝐏𝐡𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̉𝐲 𝟐𝟎𝟐𝟑

13 Tháng Mười Hai, 2022
ADVERTISEMENT
Tử Vi Sài Gòn

Tử vi Sài Gòn - Nơi chia sẽ kiến thức huyền học

Follow Us

Browse by Category

Recent News

Sao Thái Dương Tử vi đẩu số toàn thư

Sao Thái Dương – Tử vi đẩu số toàn thư

5 Tháng Một, 2023
Luận Tử vi mệnh bàn

Luận Tử Vi Mệnh Bàn, có cần nhìn đối cung?

22 Tháng Mười Hai, 2022

© 2020 Tử vi Sài Gòn Đào tạo và Tư Vấn Tử Vi

No Result
View All Result
  • HOME
  • LẬP LÁ SỐ TỬ VI
  • LẬP QUẺ DỊCH
  • BÀI VIẾT
    • TỬ VI
    • PHONG THỦY
    • KỲ MÔN ĐỘN GIÁP
  • Dịch vụ xem Tử vi

© 2020 Tử vi Sài Gòn Đào tạo và Tư Vấn Tử Vi

Welcome Back!

Sign In with Facebook
Sign In with Google
Sign In with Linked In
OR

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Sign Up with Facebook
Sign Up with Google
Sign Up with Linked In
OR

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
Go to mobile version