Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Phong thủy Loan đầu ngũ quyết

PHONG THỦY LOAN ĐẦU NGŨ QUYẾT
(5 yếu tố cơ bản của hình thể trong phong thủy)
Mở đầu: Như đã nói qua ở bài trước, thuật Phong Thủy có một trường phái nghiên cứu môi trường sống con người dựa trên hình và thế của cuộc đất. Ban đầu, thuật này chính là các thuật “tướng địa”, “trạch cư” dùng để tìm cuộc đất cho khu dân cư và nơi táng địa. Hay nói cách khác, thuật phong thủy “Loan Đầu” được áp dụng trước tiên cho Âm trạch. Về sau, trong quá trình phát triển, lý thuyết Loan đầu được áp dụng cho cả hệ thống Dương trạch. Về tổng thể, phái Loan đầu dựa trên hình thể cá biệt của một đối tượng phong thủy (nhà cửa, khu chung cư, mộ phần,…) hoặc dựa trên không gian tổng thể xung quanh của đối tượng đó để luận đoán cát hung. Theo tổng kết, có 5 yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới lý thuyết Loan đầu, vì thế gọi là “Loan đầu ngũ quyết”. Năm yếu tố đó là: Long, Huyệt, Sa, Thủy, Hướng. Nói chung, trong lý thuyết Phong thủy.
– Địa lý cũng chủ yếu là nghiên cứu đến 5 yếu tố này. Mặc dù khóa học của chúng ta chủ yếu nghiên cứu về Dương trạch, nhưng khi nghiên cứu về Loan đầu, chúng ta phải lược qua về Âm trạch để hiểu rõ hơn 5 yếu tố này.
LONG : (nghĩa là rồng) được hiểu là các thế đất, đồi núi nhấp nhô không ngừng, cuộn vòng, ẩn hiện có hình dáng tựa như rồng thì gọi là Long Sơn hay gọi tắt là Long. Để hiểu rõ hơn về long ta lật ngược lại theo lý thuyết Âm Dương: khi thế giới hình thành, Ban đầu từ lúc “hỗn mang chi sơ” tức là lúc mọi thứ còn hỗn độn chưa hình thành một cái gì cả, đây chính là trạng thái Vô Cực, rồi sau đó mọi thứ bắt đầu phân chia định vị, những thứ “khinh-thanh” (nhẹ mà trong) thì bay lên mà hình thành Dương khí, những thứ “trọng-trọc” (nặng mà đục) thì lắng xuống mà hình thành Âm khí. Nói nôm na, khí nhẹ bay lên thành dương, khí nặng lắng xuống thành âm, đây chính là trạng thái Thái Cực. Sau khi âm dương hình thành, thiên địa định vị thì khí âm và khí dương tiếp tục giao hòa với nhau để tạo nên vạn vật. Theo xu hướng thì khí âm luôn thăng lên, khí dương luôn giáng xuống để giao hòa với nhau. Vì thế, ở những nơi núi cao, thể hiện của khí âm thăng lên mạnh nhất, là nơi giao hòa được với khí dương (gió, mây, ánh sáng,…) được coi là nơi linh khí, âm dương giao hòa và sinh khí được sinh ra. Đến đây ta hiểu thêm rằng: sinh khí phải bao gồm cả khí âm và khí dương vì độc âm hay độc dương thì đều cô quả và không sinh sôi được, sách viết “Cô âm bất sinh, cô dương bất dưỡng”. Từ những nơi núi cao đó, thế đất tạo nên các mạch núi nhấp nhô, uốn lượn ẩn hiện tựa như hình tượng của con rồng vậy. Mạch núi đó được hiểu là mạch khí âm và tương ứng với nó mạch khí dương mang theo sinh khí vận chuyển trong các cuộc đất, vì thế được gọi là Long mạch. Việc tìm nơi cư ngụ hay để an táng thì cũng phải thừa được sinh khí, tức là phải tìm được long mạch. Các thầy địa lý xưa phải mất rất nhiều công sức để “tầm long tróc mạch” tức là chỉ để tìm ra được long mạch. Long mạch có chủ mạch (mạch chính) và chi mạch (mạch nhánh). Nơi xuất phát của Chủ mạch được gọi là “Tổ sơn”, từ “Tổ sơn” chạy đi theo hướng Long mạch có các “Thiếu tổ sơn”. Theo quan niệm truyền thống, núi Côn Lôn trên đỉnh Himalaya tức “nóc nhà của thế giới” được gọi là “Thái Tổ sơn”.

Tóm lại, nói đến Long hay Long Sơn, Long Mạch là để nói đến mạch đất đổ từ núi cao dẫn khí xuống dưới, mà biểu hiện là các thế đất quanh co, lên xuống, ẩn hiện tượng trưng như con rồng, chứ không phải là con rồng nào cụ thể ở dưới đất cả

Leave a comment

0.0/5