Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Sự sắp xếp của viên đồ – huyền không đại quái

Về phương pháp sắp xếp của viên đồ, Chu Tử có nói:

“Viên đồ bố giả, Càn tận Ngọ trung, Khôn tận Tý trung, Ly tận Mão trung, Khảm tận Dậu trung, âm sinh ư Ngọ trung, cực ư Tý trung, kỳ dương tại Nam, kỳ âm tại Bắc”.

Bậc tiên hiền lại nói:

“Dương tòng tả biên đoàn đoàn chuyển, âm tòng hữu lộ thứ đệ phô” (dương theo bên trái luân phiên xoay chuyển, âm theo bên phải lần lượt phô bày).

Chúng ta có thể tham khảo “Viên đồ bố liệt thuyết minh đồ” ở trang tiếp theo, giải thích như sau:

huyền không đại quái đồ hình
huyền không đại quái đồ hình
  • Hạ quái của Thiên quái lục thập tứ quái là cung phụ mẫu:
  • Cung Càn bày đến trung tâm phương Ngọ thì dừng.
  • Cung Khôn bày đến trung tâm phương Tý thì dừng.
  • Cung Ly bày đến trung tâm phương Mão thì dừng.
  • cung Khảm cũng bày đến trung tâm phương Dậu thì dừng…

Cũng tức là lấy bốn chính vị Tý, Ngọ, Mão, Dậu, làm điểm phân giới cho tứ tượng.

(2) Lục thập tứ quái, 32 quẻ từ Càn Vi Thiên đến Địa Lôi Phục, sơ hào là dương nghi mà thuộc dương quái, dựa vào nguyên tắc “dương thuận hành tả toàn”, lần lượt sắp xếp Càn, Đoài, Ly, Chấn của cung phụ mẫu.

(3) Lục thập tứ quái, 32 quẻ từ Thiên Phong Cấu đến Khôn Vi Địa, sơ hào là âm nghi mà thuộc âm quái. Dựa vào nguyên tắc “âm nghịch hành hữu toàn”, lần lượt sắp xếp Tốn, Khảm, Cấn, Khôn của cung phụ mẫu.

Nhìn vào thái cực ở giữa đồ hình bên trên ta thấy rất rõ ràng: điểm nhỏ nhất bên âm, màu đen bên phải nằm ở phương Ngọ, điểm lớn nhất thì nằm ở phương Tý.

Cho nên là “âm sinh ư Ngọ trung,…”, âm thoạt đầu sinh ra ở Ngọ mà cực vượng ở Tý. Ngược lại, “dương sinh ư Tý trung, cực ư Ngọ trung”, dương ban đầu sinh ra ở Tý mà cực vượng ở Ngọ. Ngọ ở Nam, Tý ở Bắc, cho nên “kỳ dương tại Nam, kỳ âm tại Bắc”.

Sự biến đổi qua lại giữa viên đồ và Thiên bàn hoành đồ

Dựa vào “Thiên bàn hoành hóa viên thuyết minh đồ” ở trang sau mà xem xét, kỳ thực “viên đồ” hay “hoành đồ” chỉ là một bên lấy hình tròn mà sắp xếp, một bên lấy hình thức của sơ đồ nằm ngang mà thể hiện.

Viên đồ trong huyền không đại quái
Viên đồ trong huyền không đại quái
  • Phía dưới của hoành đồ là 32 quái dương nghi.
  • Quái đầu tiên là Càn Vi Thiên, 6 hào đều là hào dương, dương khí cực vượng, từ Ngọ vị, “dương thuận tả toàn” (thuật ngữ hiện đại là “nghịch thời châm”), sắp xếp thành nửa vòng bên trái của viên đồ.
  • Quái cuối cùng của dương nghi là Địa Lôi Phục, có 5 hào âm mà chỉ có 1 hào dương, là quái có dương khí yếu nhất trong dương nghi quái. Bởi thế mà rơi vào Tý vị, nơi có dương khí cực nhược.
  • Bên trên của hoành đồ là 32 quái âm nghi.
  • Quái đầu tiên là Thiên Phong Cấu, có 5 hào dương, 1 hào âm, là quái có dương khí mạnh nhất mà âm khí yếu nhất trong âm nghi quái. Do đó, theo Ngọ vị “âm nghịch hữu toàn” (thuật ngữ hiện đại là “thuận thời châm”), sắp xếp thành nửa vòng bên phải của viên đồ.
  • Quái cuối cùng của âm nghi là Khôn Vi Địa, cuối cùng rơi vào Tý vị, nơi có âm khí cực vượng.
  • Dựa vào cách thức bố trí 32 quái âm nghi và dương nghi ở trên:
  • Thiên bàn hoành đồ chuyển hóa thành viên đồ là “Thiên bàn viên đồ” của “Thiên viên địa phương” (trời tròn đất vuông).
  • Thiên bàn hoành đồ chuyển hóa thành viên đồ còn có 1 phương pháp đơn giản nhất, chính là:
  • Cắt 32 quái dương nghi ở bên dưới: quái Càn Vi Thiên ở phía trên, hướng sang bên trái, hướng xuống phía dưới, uốn cong thành nửa vòng tròn.
  • Lại cắt xuống 32 quái âm nghi ở bên trên, quái Thiên Phong Cấu ở phía trên, hướng về bên phải, hướng xuống dưới, uốn cong thành 1 nửa vòng tròn.

Tham khảo vòng tròn trong đồ hình bên trái của “Thiên bàn hoành hóa viên thuyết minh đồ” ở phía trên, tự khắc sẽ sáng tỏ.

(4) Mặt khác, Thiên bàn hoành đồ kỳ thực chính là Thiên bàn viên đồ được dàn bằng ra, đều dựa vào dương hữu âm tả để sắp xếp lại mà thôi.

Trích: huyền không đại quái thực hành – tập 2

Biên soạn: Minh Tuệ

Đọc thêm:

Huyền không lục thập tứ quái dẫn luận

Leave a comment

0.0/5