Thanh Nang được nói đến trong sách « Tấn Thư » trong chương truyện « Truyện Quách Phác » có viết Quách Phác là người « yêu thích văn hóa cổ, giỏi về lịch âm dương, có một vị họ Quạc đến làm khách ở Hà đông giởi về nói toán, Quách Phác đi theo học nghề. Ông ta liền lấy từ trong túi Thanh Nang ra 9 quyển sách đưa cho Quách Phác. Từ đó các môn toán, ngũ hành, thiên văn, trừ tai chuyển họa Phác đều thông suốt, cho dù Kinh Phòng, Quản Lộ cũng không hơn được ».
Học trò Quách Phác là Triệu Tái lấy trộm sách Thanh Nang nhưng chưa kịp đọc thì bị lửa thiêu cháy mất. Trong kinh « Cửu Thiên Huyền Nữ Thanh Nang Hải Giác » có lược tả hà ý Thanh Nang là : « trong sách Thanh Nang có truyền lại những điều thần bí về các môn bát quái bát môn, lục giác thiên thư, từ một mà biến hóa thành muôn vạn ». Theo truyền thuyết « Thanh Nang » là bản sách mật truyền về địa lý ảnh hưởng lưu truyền này rất rộng vì vạy đời sau lấy sách từ Thanh Nang trong « Tuyển tập Trần Bá Vương » có bài thơ « Dật Nhân Thù Điền đến thăm không gặp ẩn cư » trong đó có câu :
« Muốn truyền đạo tìm người bạn tiên
Muốn bói thử tìm sách Thanh Nang »
- « Thanh Ô » và « Thanh Điểu » có ý nghĩa gì ?
Thanh Ô Tử là nhà xem mộ nổi tiếng thời cổ đại, vì vậy tên ông ta được dùng để chỉ môn phong thủy. Trong lịch sử Thanh Ô Tử là người sống ở thời vua Hoàng Đế, đời Tấn trong sách « Bao bốc tử nội châm » (sách về thầy bói ) của Cát Hồng viết « Ngày trước thời Hoàng Đế xem địa lý có học thuýet của Thanh Ô ». Đời Tống trong sách « Hiên Viên bản kỉ » có viết, hoàng đế bắt đầu vẽ bản đồ các châu, có Thanh Ô Tử biết xem địa lý để giúp đỡ. Cũng có thuyết nói Thanh Ô Tử là người đời Tần, đời Nguyên trong sách « Văn Hiến thông khảo » của Mã Viên Lâm có viết « Đời Tần có Thanh Ô Tử viết Thanh Ô Kinh » lại có thuyết nói Thanh Ô Tử là người đời Thương Chu. Đời Đường, Thanh Ô Tử có danh tiếng lớn. Trong sách « Lưu Mộng Đắc tập » của Lưu Nguy Tích có viết : « Xem đất phải nhờ Thanh Ô ». Trong sách » Liễu Tiên sinh tập » của Liễu Tông Nguyên có viết về mộ chí của Lí phu nhân : « Sơn theo quẻ Cấn, Thủy theo quẻ Đoài, nguồn linh thiên tụ về con cháu muôn đời thừa hưởng phúc. Đó là lời của Thanh Ô Tử.
Truyện Thanh Ô Tử vee sau được chỉnh lí thành « Thanh Ô tiên sinh táng kinh » chép vào sách « Tứ khố toàn thư ». Theo khảo chứng lịch sử sách của Thanh Ô Tử ngày nay không phải là nguyên bản sách « Tướng trủng thư (sách xem mộ) hay « Táng thư » (sách xem việc an táng). Bản cổ của sách « Thanh Ô Tử » đã bị thất truyền.
Theo lời kể, trước đây bắt đầu từ Thanh Ô Tử môn Địa lí và phong thủy chua thành 2 ngành lớn. Địa lí nhà ở , địa lí mộ phần.
Có nhiều tranh cãi về thuyết Thanh Điểu, nói chung cho rằng Thanh Điểu là một vị quan ghi chép lịch, thời gian và thiên văn thời cổ đại, tức là một chức quan thuộc về ngành nghiên cứu thiên văn. Trong sách « Tả truyện » có mục « nước Thiếu Ngô » chuyên « lấy tên chim để gọi chức quan » có viết rằng « Họ Thanh Điểu là quan Tư Khải ». Suy đến thời xa xưa trong « Kinh Sơn Hải » viết Thanh Điểulà sứ giả của bà Tây Vương Mẫu. Trong sách « Chuyện Hán Võ » của Ban Cố có viết « ngày mồng bảy tháng bảy vua ở điện Thừa Hoa lúc mặt trời đứng bóng bỗng thấy con chim Thanh Điểu bay về phía tây đến trước điện. Vua hỏi Đông Phương Sóc là điềm gì ?, Sóc nói »Tây Vương Mẫu sắp đến thăm, nhà vua nên tiếp dọn để đón tiếp » Vì vậy người đời sau thường lấy Thanh Điểu để ví với sứ giả. Đời Đường trong bài thơ vô đề của Lí Thương ẩn có viết « Đường đi Bồng Sơn nhiều lối, có Thanh Điểu đi thăm dò”
trích trong sách “1000 câu hỏi về Phong thủy ứng dụng“