Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Thuật Phong thủy và Hoàng Đế trạch kinh

trích trong 1000 câu hỏi phong thủy

269. Thời kì hình thành Thuật Phong thủy có tác phẩm nào được lưu truyền

          Thời kỳ Tần Hán, phong thủy được gọi là « hình pháp », « kham dư » và « đồ trạch ». Điều này liên quan đến trình độ phát triển của phong thủy thời đó.

          Đồng thời, trong thời kỳ này còn lưu giữ một loạt tác phẩm truyền thế như « Thanh Nang Kinh », « Quản thị địa lý chỉ mông », « Táng thư », « Thần Y giáo điền tướng thổ canh chủng »…Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược vài tác phẩm trên.

  • Thanh Nang Kinh : Đây là quyển kinh thư phong thủy đầu tiên được ghi bằng văn tự. Tương truyền « Thanh Nang Kinh » là tác phẩm của Hoàng Thạch Công, là thư tịch phong thủy cổ nhất của Trung Quốc, nội dung vô cùng quý báu. Toàn bộ có 3 quyển thượng, trung, hạ hơn 400 chữ nhưng đều tiết lộ hết những bí mật nhất của phong thủy : Loan, lý, thừa, khí, pháp. Đặt nền móng phát triển cho phong thủy học.
  • Quản thị địa lý chỉ mông : Đây là tác phẩm nổi tiếng của Quản Lộ, nhà chiêm tinh có kinh nghiệm và vang danh thiên hạ thời Tam Quốc. Ông dùng phong thủy âm dương để giải thích sự hình thành của trời đất, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
  • Táng Thư : là tác phẩm của Quách Phác, Táng Thư còn có tên gọi là Táng Kinh. Bản thể của nó rất nhiều, « Địa lý Đại Toàn », « Học Tân thảo nguyên »… đều xuất phát từ tác phẩm đó. Nội dung của Táng Thư đều đề cập đến phong thủy. Tác phẩm cho rằng phúc họa, giàu nghèo, quý hèn của mỗi con người đều do phong thủy căn nhà và mộ tổ có tốt hay không.
  • Thần Y giáo điền tướng thổ canh chủng : Tổng cộng có 14 quyển, dù bị quy vào loại « tạp chiêm » nhưng phần lớn những ghi chép trong đó được liệt vào dụng thư nông nghiệp. Vì thế, quyển này là sản vật kết hợp giữa Phong thủy học và hoạt động sản xuất nông nghiệp.
  1. Tại sao « Hoàng Đế trạch kinh » lại được cọi là kinh điển âm trạch dương trạch tổng luận ?

          « Hoàng Đế Trạch Kinh » có rất nhiều bản nhỏ như « Đạo Tạng – động chân bộ quần thuật loại », « Tiểu Thập Tam Kinh », « Di Môn quảng bán – tạp chiêm », « Tân Lộc mật thư » ; « Đạo Tàng cử yếu »…

          Nhiều người cho rằng tác phẩm này do Hoàng Đế viết, nhưng thời Hoàng Đế văn tự vẫn chưa được hoàn chỉnh thì làm gì có thư tịch. Vốn dĩ có rất nhiều thư tịch mượn tên Hoàng Đế để nâng cao vị trí của cuốn sách như « Hoàng Đế nội kinh ». Liệt nhân vật trong tác phẩm này có Lý Thuần Phong, Lữ Tài. Điều này chứng tỏ tác phẩm được viết vào đời Đường hoặc sau này.

          Mở đầu tác phẩm là nói đến tính quan trọng của căn nhà « Hễ là con người, không thể không có nhà, chỉ cần mọt chổ đủ để trú chân cũng được. Căn nhà phải có âm dương mới tốt, nếu phạm phong thủy sẽ có tai họa, trấn được thì họa dừng. Căn nhà nếu yên thì gia đại hưng cát, gia đại bất an thì môn tộc suy vong…

          Cuốn thư này dùng thiên can địa chi, kết hợp với Càn, Khôn, Cấn, Tốn tạo thành 24 lộ, chia ra làm Dương Trạch đồ và Âm trạch đồ. Hướng vị của bát quái Càn, Khảm, Cấn, Chấn và Thìn là dương, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Tuất là âm. Dương lấy Hợi đứng đầu, Tỵ là cuối. Tấc cả các phương vị đều có hung cát, hoặc đại phúc hoặc đại họa, thuận thì hưng, ngược thì chết. Nghê nói lăng mộ triều Thanh cũng từng căn cứ 24 sơn hướng, dùng la bàn để tìm ra mảnh đất cát tường, gọi là điểm huyệt. Điểm được huyệt rồi mới bắt đầu động thổ thi công.

Leave a comment

0.0/5