Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Thuật số sao – bàn về tinh hoa trong Tử Vi đẩu số

Thuật số sao- Tinh hoa của Tử vi đẩu số

Thuật số sao là một quan niệm lý giải số mệnh con người căn cứ vào thuật số sao truyền thống (hay còn gọi là Tử vi đẩu số) có nguồn gốc từ “Kinh Dịch”. Người xưa cho rằng, vận mệnh của con người liên quan đến các vì sao, có thể thông qua sự phân tích bản chất và quan hệ các sao chiếu để luận đoán cát hung từng thời kỳ của cuộc đời con người. Tử vi đẩu số đứng đầu trong “Ngũ đại thần số”, được coi là “Thiên hạ đệ nhất thần số” trong văn hoá Trung Hoa. Phần này chỉ trình bày ý nghĩa tinh hoa của thuật số sao mà không giới thiệu phương pháp khảo sát hay ứng dụng của thuật số.

Các học thuyết về kết cấu Vũ trụ

Vũ trụ theo quan điểm của con người cổ đại chỉ trời, đất, vạn vật. Vũ trụ học là bộ môn nghiên cứu kết cấu của Vũ trụ, các quy luật vận hành của các thiên chế. Học thuyết về kết cấu Vũ trụ ở thời cổ đại rất nhiều. Nổi tiếng nhất là thuyết Cái Thiên, thuyết Hồn Thiên và thuyết Tuyên Dạ.
Thuyết Cái Thiên chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu gọi là “Thuyết trời tròn đất vuông” không đưa ra lý giải cụ thể, nặng về trực quan đơn thuần. Giao đoạn sau giả định trời đất song song, cách nhau 8 vạn dặm (40.000 km), gọi là thuyết kết cấu thiên địa có định lượng. Các nhà thiên văn học dung “Kinh Chu Tỉ Toán” làm lý luận, giải thích kết cấu trời đất và các quy luật vận hành của các thiên thể.
THUẬT SỐ SAO                                                                                                                             285
Thuyết Hồn Thiên (thuyết Trời tròn) coi trời đất có kết cấu hình quả trứng. Đất ở trung tâm của trời. Lý luận này do ai đưa ra đến nay không thể khảo chứng, nhưng lý thuyết này liên quan đến các dụng cụ thiên văn, có người suy đoán, thuyết Hồn Thiên do Trương … thời Đông Hán sáng tác, sau này trở thành học thuyết Vũ trụ được đại đa số các nhà thiên văn công nhận.
Thuyết Tuyên Dạ cho rằng, thiên không (không gian của trời, … , các vì sao trôi nổi trong không gian và chuyển động tự do. Lý luận của thuyết này gần giống với lý luận Vũ trụ hiện đại, nhưng lại không giải thích được quy luật vận hành của các thiên thể. Vì vậy, thuyết này không phải là lý luận vũ trụ thuyết phục.

Những căn cứ của lịch sử cổ đại

Lịch cổ đại dựa trên các số liệu, bảng biểu, phương pháp khảo… và lý luận thiên văn.
Số liệu thiên văn là ghi chép về chu kỳ vận động của Mặt trời, mặt trăng và 5 hành tinh trong thời gian quan sát rất dài. Số liệu thiên văn cổ đại bao gồm năm hồi quy, tuế sai xích đạo, giao giác … xích .. tối thiểu có khoảng 30 loại hình.
Bảng biểu thiên văn là mẫu miêu tả ci tiết các số liệu chu kỳ thiên văn, sự vận động của Mặt trời, Mặt trăng, 5 hành tinh, bao gồm Nhật Chiền biểu, Nguyệt Ly biểu, Ngũ tinh doanh súc … (khoảng .. loại biểu).
Thiên văn phương pháp chỉ phương pháp đo đạc và tính toán số liệu thiên văn và bảng biểu thiên văn, như nội tháp pháp, cao thứ … số pháp, đẳng sai cấp số pháp.

12 cung hoàng đạo là gì?

Thiên văn học gọi quỹ đạo Mặt trời quay quanh trái đất (quan niệm cổ) một vòng là “hoàng đạo” (đường hoàng đạo). Một vòng hoàng đạo là 3600, trong phạm vi 300 có 1 chòm sao, tổng cộng có 12 chòm sao hay 12 cung hoàng đạo
“Thuyết trời tròn đất vuông” là quan niệm về Trời đất thời Hùng Vương qua sự tích bánh chưng bánh dày.
Xung quanh đường hoàng đạo có 12 chòm sao, đó là chòm sao Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên Xứng, Thiên Hát, Nhân Mã, Ma Hạt, Bảo Bình, Song Ngư trong thuật chiêm tinh phương Tây.

Ngũ tinh là gì?

Ngũ tinh chỉ 5 hành tinh: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.

  • Kim tinh thời cổ là sao Thái Bạch, Âm Tinh, Thái Chính. Kim tinh là ngôi sao sang nhất sau Mặt trời và Mặt trăng.
  • Mộc tinh thời cổ gọi là (sao) Tuế Tinh, Nhiếp Tinh, Trọng Hoa, một vòng quay hết 12 năm, các nhà thiên văn dùng vòng Mộc tinh để ghi thời gian năm.
  • Thủy tinh thời cổ gọi là Thần Tinh, Năm Tinh, Ty Nông. Thủy tinh ở gần Mặt trời nhất, dùng để ghi chép giờ.
  • Hỏa tinh thời cổ gọi là Xích Tinh, Huỳnh Hoặc, Phạt Tinh. Vì ánh sáng của sao này giống như lửa nên gọi là Hỏa tinh.
  • Thổ tinh thời cổ gọi là Trấn tinh, 28 năm quay hết một vòng. Thổ tinh mang ý nghĩa trấn giữ các vì sao, nên gọi là Trấn Tinh.

Chương Thiên Quan Thư sách “Sử ký” viết: “Trời có ngũ tinh, đất có ngũ hành”.
Phật giáo cho rằng: Kim tinh là con trai của Bạch Đế phương Tây, Mộc tinh là con của Thương Đế phương Đông, Thủy tinh là con của Thượng Đế phương Bắc, Hỏa tinh là con của Xích Đế phương Nam, Thổ tinh là con của Hoàng Đế trung tâm.

Nhị thập bát tú là gì?

Nhị thập bát tú là 28 chòm sao chính ở giữa Hoàng đạo và Xích đạo, dung tính 24 tiết khí.
Ở phương Đông (Thanh Long) có 7 sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ
Ở phương Tây ( Bạch Hổ) có 7 sao: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm.
Ở phương Bắc ( Huyền Vũ) có 7 sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Ngụy, Thất, Bích.
Ở phương Nam (Chu Tước) có 7 sao: Tỉnh, Quỹ, Liễu, Tinh, Trương ,Dực, Chẩn.

Tử vi đẩu số là gì?

Tử vi đẩu số là phép luận đoán cuộc đời con người căn cứ vào sự … cắt của các chòm sao trong lá số Tử vi, Thuật Tử vi do Trần…. đời Tống (960 – 1279) soạn ra. Người cổ đại quan niệm những ngôi sao của ngày giờ, tháng năm sinh quyết định vận mệnh con người. Sự xuất hiện, biến đi của sao, theo một quy luật, điều này ảnh hưởng đến cuộc đời của mỗi người. Trong các ngôi sao, sao Tử Vi là sao đứng đầu, cho nên thuật luận đoán sao chiếu vận mệnh gọi là “Tử vi đẩu số”.

Đặc điểm của Tử vi đẩu số

Tử vi đẩu số căn cứ vào vị trí cát hung của các sao và quy luật vận động của trái đất để đặt ý nghĩa mệnh lý khác nhau của từng sao, căn cứ vào ngày giờ, tháng năm sinh của mỗi người để an (đặt) … sao trong 12 cung: Mệnh, Phụ Mẫu, Phúc Đức, Điền Trạch (nhà đất), Quan lộc, Nô bộc (bạn bè), Thiên di (xuất hành, di chuyển), Giải …, Tài bạch (tiền tài), Tử tức (con cái), Thê thiếp (hoặc Phu Quân), Huynh đệ (anh em).
Mười hai cung trong lá sổ Tử vi thể hiện gần như đầy đủ các mối quan hệ xã hội và các vấn đề quan trọng đối với con người. 12 cung đó không phải là cố định, bất biến.

Các trường phái Tử vi đẩu số

Sau khi ra đời, Tử vi đẩu số được coi là điều bí mật trong cung không truyền ra ngoài. Chỉ có quan Khâm thiên giám mới sử dụng để … lá số cho các hoàng tử, công chúa mới sinh. Đến cuối đời Thanh, .. lập lá số Tử vi mới truyền ra ngoài, nhưng do sự khiếm khuyết của tư liệu rất khó có được nội dung đầy đủ.
Có hai trường phái chính: Tam hợp và Tứ hóa.

  • Trường phái Tam hợp phân thành các phái: Trung Châu, Tử …, Hiện Đại, Thiên Cơ, Tử Vi họ Thẩm Chiêm Nghiệm, Thấu Thiên, Thiên Vận, Hợp Tham, Tân Toàn. Ví dụ phái Trung Châu coi trọng thuộc tính của sao chính và cách cục các sao, phái Tử Vân tự sang tạo ra lý luận Tam Đại, lý luận Thái Tuế nhập quẻ.
  • Trưởng phái Tứ Hóa phân thành các phái: Hà Lạc, Khâm Thiên Môn, Tiên Tông, Phái Hà Lạc lấy Hà Đồ Lạc Thư và lý luận hóa kỵ làm cơ sở để suy đoán. Phái Khâm Thiên Môn chú trọng lý luận phi tinh.

Thuật ngữ trong lá sổ Tử vi

Sau khi lập lá số Tử vi (xem cuối chương), người xem hay phạm sai lầm chỉ xem “số” không xem “tượng”. Theo quan điểm của lý luận Tử vi thì “hình tượng” là sống, nghĩa là cần thấy sự kiềm chế lẫn nhau của các sao, và chú ý đến quy luật vận hành của sao chính.
Cần nắm bắt được các thuật ngữ của Tử vi đẩu số:

  • Bản cung: cung mệnh, ảnh hưởng các sao trong cung mệnh có tác dụng lớn nhất đến cuộc đời con người.
  • Đối cung: cung đối diện với bản cung trong lá số
  • Giáp cung: còn gọi cung liền kề, chỉ 2 cung trước và cung sau cung mệnh.
  • Tam hợp phương: hai cung cách cung gốc 3 cung (trước và sau). Chỉ 3 cung Dần – Ngọ – Tuất hoặc Tị – Dậu – Sửu hoặc Hợi – Mão – Mùi hoặc Thân – Tý – Thìn. Gọi là 3 cung tam hợp.
  • Tam phương tứ chính: chỉ tam hợp phương cộng với cung đối diện với cung gốc. Như vậy, tứ chính gồm 4 cung ở trong lá số: 3 cung tam hợp, 1 cung đối của cung gốc.
  • Tam cát tinh: Hóa Quyền, Hóa Lộc, Hóa Khoa.
  • Tứ hóa tinh: Hóa Quyền, Hóa Lộc, Hóa Khoa, Hóa Kỵ.
  • Lục cát tinh: Văn Xương, Vũ Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phụ, Hữu Bật.
  • Thất cát tinh: 6 sao trên thêm sao Lộc Tồn.
  • Tứ sát tinh: Linh Tinh, Hỏa Tinh, Kinh Dương, Đà La.
  • Lục sát tinh: 4 sao trên, thêm sao Thiên Không, Địa Kiếp.
  • Thiên la cung: chỉ cung Thìn.
  • Địa võng cung: chỉ cung Tuất.
  • Trúc la tam hạn: chỉ nhóm sao Thất Sát, Phá Quân, Tham … cộng với nhóm sao sát tinh khác.
  • Tứ mã chi địa: còn gọi là Tứ sinh chi địa, chỉ 4 cung Dần – Thân – Tị – Hợi.
  • Tứ khố chi địa: còn gọi là cô độc chi địa, chỉ 4 cung Thìn – Tuất – Sửu – Mùi, cũng chỉ 4 kho tài sản.
  • Lục than cung: chỉ cung Mệnh, cung Phụ Mẫu, cung Phu Thê, cung Tử Tức, Huynh Đệ, Nô Bộc.
  • Lục dương cung: chỉ cung Mệnh, Phu Thê, Tài Bạch, Phúc Đức, Quan lộc, Thiên Di.
  • Lục âm cung: chỉ cung Phụ mẫu, Huynh đệ, Tử tức, Nô bộc, Điền trạch, Tật ách.
  • Đại vận: chỉ vận thế 10 năm.
  • Tiểu vận: chỉ vận thế 1 năm
  • Lưu niên: tức Thái tuế, chủ quản vận thế năm đó.
  • Đấu quân: chủ quản vận thế tháng đó
  • Chủ tinh: chỉ 17 ngôi sao quan trọng gồm Trung Thiên tinh, Bắc Đẩu Thất tinh, Nam Đẩu Lục tinh.
  • Trung thiên tinh: chỉ 3 sao quan trọng nhất trong lá số tử vi là Tử Vi, Thái Dương, Thái Âm.
  • Bắc Đẩu Thất tinh: chỉ 7 sao Tham Lang, Phá Quân, Cự Môn, … Tồn, Văn Khúc, Võ Khúc, Liêm Trinh.
  • Nam Đầu Lục tinh: chỉ 6 sao Thiên Phủ, Thiên Lương, Thiên Cơ, Thiên Tướng, Thiên Đồng, Thất Sát.
  • Ngộ, Tọa, Gia, Hội, Phùng: chỉ hai sao đồng cung
  • Hội: có lúc chỉ tam phương 3 sao hội chiếu
  • Xung chiếu: Hung tinh ở đối cung gọi là “xung”, cát tinh ở đối cung gọi là “chiếu”.
  • Bắc Đẩu Trợ tinh: chỉ 4 sao Tả Phụ, Hữu Bật, Kinh Dương, Đà La.
  • Nam Đẩu Trợ tinh: chỉ 4 sao Thiên Khôi, Thiên Việt, Hỏa Tinh, Linh Tinh.
  • Bình Hòa: chỉ sức mạnh sao phát huy bình thường.
  • Miếu vượng: chỉ cung có sao vượng phát.
  • Lạc hãm: chỉ cát tinh rơi vào cung nào đó bị hạn chế, ít tác dụng, hung tinh càng hung.

14 chủ tinh: chỉ 14 sao chính: Tử Vi, Thái Dương, Thái Âm, Vũ Khúc, Tham Lang, Phá Quân, Thất Sát, Thiên Cơ, Thiên Tướng, Thiên Đồng, Thiên Lương, Thiên Phủ, Cự Môn, Liêm Trinh.

Leave a comment

0.0/5