Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Vũ Vương đại diện cho sao Vũ khúc

Vũ Vương đại diện cho sao Vũ khúc:
Hoàng Đế Đầu Tiên Của Nhà Chu – Vị Vua Tôn Kính Trời
Vũ Vương thành tâm tuân theo những lời dạy của tổ tiên mình. Người xưa khuyên những người thống trị nên siêng năng và ngay chính, tôn kính trời đất, yêu dân chúng, cự tuyệt sự lười biếng và xa hoa. Họ cảnh báo rằng sự nghiệp của một người thống trị có thể bị ngăn trở nếu những ham muốn ích kỷ của anh ta chiến thắng các tiêu chuẩn đạo đức.
Chu Vũ Vương (周武王) là con trai của Chu Văn Vương (周文王). Vài năm sau khi Vũ Vương thừa kế ngai vàng, ông chinh phạt nhà Thương (商朝) và lập ra nhà Chu (周朝) (từ năm 1122 đến 221 trước công nguyên).
Nhà Chu là một thời kỳ quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Ba mươi bảy vị hoàng đế trị vì trong 900 năm trước khi bị nhà Tần (秦朝) chinh phạt  vào năm 221 trước công nguyên.

Nhà Chu không chỉ là triều đại lâu đời nhất Trung Quốc mà còn là đỉnh cao của nền văn minh Trung Hoa cổ đại. Các triết lý của Khổng Tử và Đạo Giáo phát triển trong triều đại này đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ xuyên suốt trong lịch sử Trung Quốc.
Vào đầu thời trị vị của Vũ Vương, ông đã hỏi vị quân sư Khương Tử Nha (姜子牙) rằng liệu có đạo lý nào đơn giản và hiệu quả được ghi chép từ quá khứ cho phép các thế hệ tương lai bảo tồn nền móng của quốc gia mà tổ tiên họ lập ra.
Khương Tử Nha đáp rằng có một loại trí huệ giúp đạt được sự trị vì đó nằm trong cuốn sách quý được truyền lại từ các vị tiên đế. Ông nói với Vũ Vương rằng ngài chỉ có thể thấu hiểu sau khi đã thanh lọc bản thân mình bằng cách ăn chay.
Ba ngày sau, Vũ Vương, đầu đội chiếc mũ tế lễ, tôn kính thỉnh cầu để được ban trí huệ. Ông đứng hướng về phía đông để thể hiện lòng tôn kính, thay vì hướng nam, hướng mà những người cai trị thường nhìn xuống khi gặp thần dân của mình.
Trí tuệ của các vị vua cổ đại
Sau đó, Khương Tử Nha liền đọc cuốn sách: “Người cai trị đất nước chu đáo, phải tôn kính trời, và cự tuyệt sự lười biếng và xa hoa, sự nghiệp của anh ta sẽ thịnh vượng.”
“Người bỏ bê trách nhiệm của mình và thèm muốn sự an nhàn và hưởng lạc, sự nghiệp của anh ta sẽ đi xuống”.
“Người mà sự ngay chính của mình vượt trên ham muốn cá nhân thì sự nghiệp sẽ trôi chảy và thành công. Người mà ham muốn ích kỷ vượt quá tiêu chuẩn đạo đức thì sự nghiệp sẽ bị ngăn trở.”
Khương Tử Nha nói, “Đây là nguyên tắc đơn giản và hiệu quả có thể cho phép các thế hệ tương lai bảo tồn nền móng của quốc gia mà tổ tiên họ lập ra”.
Ông còn nói với nhà vua rằng nếu ngài trị vì với lòng nhân từ thì vương triều của ngài sẽ kéo dài hàng chục thế hệ.
Sau khi nghe được điều thông thái này, Vũ Vương đã rất phấn chấn. Ông ra lệnh viết những chữ này lên gương và bồn tắm, gậy và kiếm của mình, cung và giáo và trên các cột trụ, cửa và cửa sổ, ở những nơi khác, để ông có thể dùng chúng với sự cẩn thận và khích lệ bản thân mọi thời điểm.
Khiêm tốn tìm lời khuyên tốt
Vũ Vương hành xử như một vị vua hiền triết, khiêm tốn và trân trọng tìm kiếm lời khuyên tốt từ các quan lại thông thái và đức hạnh.
Thêm vào đó, ông còn cho khắc lời của họ như là các điều luật để nghiên cứu và dùng chúng để tự kiểm điểm bản thân mọi lúc, nhằm quy chính các hành vi và suy nghĩ của mình.
Với những việc làm này, ông siêng năng phấn đấu để tu dưỡng tâm can đầy trí tuệ thuần khiết, cho phép ông hiểu được ý Trời và trị vì đất nước với lòng nhân từ.
Triều đại 900 năm của nhà Chu có được phần lớn là nhờ những vị hoàng đế kế vị, những vị vua gìn giữ cẩn thận giáo lý tổ tiên để lại, kính Trời, thương dân, và hết mực coi trọng việc tu dưỡng đức hạnh của bản thân.

Leave a comment

0.0/5